Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

Căn khoảng trống khi lái xe ô tô

Bám quá sát xe trước là một trong những nguyên nhân gây tai nạn bởi khi đó tài xế bị chắn tầm nhìn. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn mới học lái xe ô tô cách căn khoảng trống sao cho hợp lý.

Tạo khoảng trống an toàn phía trước

>>> lam bang lai xe oto

Khoảng trống phía trước an toàn cần lớn hơn đoạn đường mà xe di chuyển tính từ lúc tài xế nhận biết mối nguy hiểm có ý định dừng cho đến khi xe dừng hẳn. Cần thời gian khoảng ba phần tư giây để người lái quan sát và đưa ra quyết định dừng. Cũng cần thêm từng ấy thời gian nữa để bạn thực hiện thao tác đạp phanh. Kể từ thời điểm này, xe bắt đầu giảm tốc lại.
Căn khoảng trống khi lái xe ô tô
Quãng đường xe chạy từ khi tài xế nhận thấy nguy hiểm đến khi xe dừng hẳn.
Theo khuyến cáo, khoảng cách an toàn với xe phía trước tương đương với quãng đường mà xe đi được trong khoảng thời gian 2 giây với điều kiện thời tiết bình thường và đường tốt. Tăng lên 3 giây nếu đi trên đường cao tốc, 4 giây khi đi trong thời tiết xấu, mặt đường không bằng phẳng hoặc đường trơn trượt. Căn khoảng thời gian ít nhất 3 giây nếu bị hạn chế tầm nhìn phía trước.

Kỹ thuật đo khoảng trống 3 giây

Kỹ thuật đo khoảng trống 3 giây - bước 01
Lựa chọn đối tượng mốc cố định ngang xe trước tại thời điểm muốn đo.

Kỹ thuật đo khoảng trông 3 giây - bước 02
Nhẩm phép 3 tính cộng “1000+1; 1000 + 2; 1000 + 3”.
 >>> hoc lai xe oto cap toc
Kỹ thuật đo khoảng trống 3 giây - bước 03
Nếu đối tượng mốc ngang tầm xe khi đọc đến “3” có nghĩa rằng khoảng cách với xe phía trước là 3 giây.

Căn khoảng trống ở phía sau

Không thể căn khoảng trống phía sau theo cách trên. Để dừng xe thì giải pháp là giảm tốc một cách từ từ, kéo dài thời gian để xe sau phản ứng. Một lựa chọn khác là chuyển làn đường, hoặc tấp vào để để xe sau vượt.

Căn khoảng trống an toàn hai bên

Trong việc di chuyển thông thường thì cần ít nhất 1 mét khoảng trống mỗi bên. Nới rộng khoảng cách lên mức nhiều nhất có thể khi chạy với tốc độ cao, tầm quan sát bị hạn chế hoặc phải vượt người đi bộ, đi xe đạp.

Vị trí xe trong làn đường

Với ô tô trên đường 2 chiều, hãy di chuyển vào vị trí gần vạch tim đường, điều này sẽ hạn chế việc xe khác lấn vào làn đường mà xe bạn đang chạy.
Khi đi ở làn rìa, cần để ý mối nguy hiểm từ bên lề ví dụ như cánh cửa xe khác có thể mở ra. Trong hầu hết các trường hợp hãy lái xe ở vị trí giữa làn.
Tránh lái xe vào khu vực điểm mù của xe khác. Nếu cần vượt phải ra tín hiệu và thực hiện nhanh chóng. Trên tuyến đường có nhiều làn, làn đường bên phải thường an toàn hơn bên trái. Luôn giữ đúng làn khi tới gần các điểm dừng đèn đỏ.

Chọn khoảng trống an toàn

Không gian cần thiết để xe vượt qua ngã tư an toàn hoặc nhập vào dòng xe được gọi là khoảng trống. Trên thực tế, để có khoảng trống đủ lớn đảm bảo an toàn thì không phải lúc nào cũng dễ dàng. Để căn được khoảng trống an toàn cần đánh giá các yếu tố: tốc độ lưu thông của dòng xe trên đường, thời gian thao tác của tài xế, thời gian tăng tốc để đạt tốc độ di chuyển của dòng xe.
Nếu dừng xe trước đèn đỏ, trong điều kiện không phức tạp, hầu hết các phương tiện di chuyển cần 2 giây để đi thẳng, 5 giây để thực hiện rẽ phải rồi đạt tốc độ 50 km/h, 7 giây để thực hiện rẽ trái và đạt tốc độ 50 km/h.

Phương pháp giảm tốc độ trong học lái xe ô tô

1. Giảm tốc độ bằng phanh động cơ
Khi xe ôtô đang chuyển động trên đường, muốn giảm tốc độ cần nhả hết bàn đạp ga để động
cơ làm việc ở chế độ không tải. Lúc này quán tính và ma sát trong hệ thống sẽ làm giảm tốc
độ chuyển động của ôtô. Biện pháp này gọi là phanh động cơ.

Khi xuống dốc cao nguy hiểm hoặc chạy trên đường trơn lầy, đê bảo đảm an toàn cần sử
dụng phương pháp phanh động cơ, càng gài số thấp, hiệu quả phanh càng cao.
2. Giảm tốc độ bằng phanh ôtô
- Phanh để giảm tốc độ: Nhả bàn đạp ga để phanh động cơ rồi chuyển chân từ bàn đạp ga
sang bàn đạp phanh và đạp phanh với mức độ phù hợp để tốc độ xe ôtô giảm theo yêu cầu.
Trường hợp này không nên cắt ly hợp.

- Phanh để dừng xe ôtô: Nếu phanh chướng ngại vật còn xa thì phanh nhẹ; nếu cách
chướng ngại vật quá gần phải đạp phanh gấp. Để động cơ không bị tắt, khi phanh phải tắt ly
hợp.
3. Giảm tốc độ bằng phương pháp phanh phối hợp

Khi ôtô chuyển động xuống dốc dài hoặc trên đường trơn lầy, để bảo đảm an toàn cần phối
hợp vừa phanh động cơ (về số thấp), vừa phanh chân, thậm chí trong 1 số trường hợp nguy
hiểm phải sử dụng cả phanh tay.